Cái chết là một trong những điều khó khăn nhất để đề cập với một đứa trẻ, đặc biệt là trong khi bạn đang phải trải qua nỗi buồn của mình. Tuy nhiên, nó là một phần tất yếu của cuộc sống, và con bạn sẽ muốn hiểu nó và tìm thấy nỗi đau theo cách của mình.
Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để bạn có thể giúp con bạn vượt qua thời điểm khó khăn này.

Trẻ mẫu giáo hiểu được những gì?

Hầu hết trẻ em đều nhận thức được cái chết từ rất sớm. Trẻ được nghe nói về nó trong những câu chuyện cổ tích, nhìn thấy nó trên truyền hình, phát hiện côn trùng và chim chết khi họ đi đây đi đó. Con bạn thậm chí có thể đã chứng kiến cái chết của một con thú cưng hoặc một thành viên gia đình.
Mặc dù vậy, có những khía cạnh của cái chết mà trẻ mẫu giáo chỉ đơn giản là quá bé để hiểu hết được. Trẻ không thể nắm bắt được rằng cái chết là vĩnh viễn và rằng nó sẽ xảy ra với tất cả mọi người tại một số thời điểm.
Cho dù bạn có thể đã giải thích nhiều lần nhưng trẻ có thể cũng không thể thấu hiểu được nguyên nhân gây ra cái chết. Ngay cả khi cha mẹ hoặc anh chị em đã chết, con của bạn có thể sẽ không thấy cái chết có thể xảy ra với nó.

Trẻ mẫu giáo sẽ phản ứng thế nào?

Trẻ em trải nghiệm sự đau buồn khác nhau từ người lớn và có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Phản ứng của con quý vị có thể dao động từ nỗi đau cùng cực, đến không là gì cả.
Trẻ có thể vừa thổn thức xong thì ngay sau đó nó có thể hỏi những câu hỏi vu vơ. Điều này không có nghĩa là con bạn không quan tâm đến những gì đã xảy ra.
Trẻ em cũng có thể kìm hãm nỗi đau buồn cho đến khi nó cảm thấy an toàn để thể hiện những cảm xúc đó ra ngoài. Đây là một quá trình có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, đặc biệt nếu con bạn đã mất đi một người trong gia đình của mình.
Nếu của con bạn thường xuyên chịu cảnh chia cắt bởi những sự mất mát người thân, có thể cũng sẽ có một tác động nhất định. Trẻ có thể sẽ cố gắng để hiểu tại sao những người lớn xung quanh mình đang rất buồn. Nó có thể trở nên sợ sệt, nói chuyện như một đứa bé, hoặc đột nhiên từ chối đi đến những nơi quen thuộc, như là sân chơi.
Ngoài ra, trẻ có thể thể hiện những cơn giận dữ. Đây có thể là một cách để nó bày tỏ nỗi buồn của mình, hoặc phản ứng với cảm giác căng thẳng và đau khổ trong ngôi nhà của bạn. Con bạn cũng có thể tỏ thái độ giận dữ với bạn, các thành viên khác trong gia đình, hoặc ngay cả những với người đã chết.
Trẻ mẫu giáo thường tham gia vào các trò chơi như là một phần của sự phát triển của chúng. Con bạn có thể bắt đầu giả vờ rằng một số đồ chơi của mình đã chết hoặc thậm chí giả vờ mình chết. Ngay cả khi trẻ tấn công bạn một cách điên loạn, hãy cố gắng không ngăn cản trẻ, bởi đó là cách nó thể hiện cảm xúc của mình.
Bạn có thể thấy rằng con bạn tỏ ra dường như không quan tâm hoặc lạnh nhạt so với các phản ứng của những người lớn tuổi hơn. Nó có thể hỏi một số câu hỏi rất thẳng thắn hoặc hỏi chi tiết về cái chết. Đó là điều rất tự nhiên để trẻ thể hiện mong muốn hiểu được những gì đã xảy ra.
be khoc vi thu cung chet
Cái chết của thú cưng có thể khiến trẻ đau đớn vô cùng

Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi?

Nói chuyện với con về cái chết của người thân có thể là điều khó khăn nhất bạn đã từng phải làm.
Sẽ là hữu ích nếu bạn nói cho trẻ một vài thông tin tại một thời điểm nhất định. Nếu bạn nói quá nhiều trong một lần, trẻ có thể trở nên bối rối và khó chịu vì chúng không hiểu hết được.
Con bạn có thể tin rằng người chết vẫn ăn, ngủ và làm việc bình thường, nhưng mà bây giờ họ ở trên trời, hay ở dưới mặt đất?
Hãy nói về những người đã chết. Bạn có thể thử cung cấp thông tin, những kỷ niệm về khoảng thời gian đáng nhớ và chia sẻ những cảm xúc của bạn. Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp con trẻ vượt qua nỗi đau buồn của mình. Một trong những lo ngại lớn nhất với con trẻ là nó sẽ nhanh chóng quên đi những người đã chết.

Tôi có thể giải thích về cái chết như thế nào cho đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo?

Đừng né tránh câu hỏi của trẻ

Là bình thường khi trẻ tò mò về cái chết, ngay cả khi không có người thân nào của trẻ bị chết. Trong thực tế, đây là những cơ hội tốt để giúp trẻ em có thể đương đầu với nỗi đau khi nó mất đi người thân. Trả lời câu hỏi của trẻ về cái chết, và đừng e ngại khi đọc những câu chuyện mà có đề cập đến cái chết.

Hướng đến các chủ đề được lặp lại

Cố gắng khuyến khích con bạn đặt câu hỏi. Như một cách để cố gắng tìm hiểu, trẻ sẽ liên tục có những câu hỏi giống nhau, vì vậy hãy trả lời trẻ một cách kiên nhẫn. Bạn không cần phải đưa ra một lời giải thích dài. Thông thường thì cách tốt nhất để bắt đầu là bằng câu hỏi: “Con nghĩ gì?” và sau đó chỉnh chu lại câu trả lời của con bạn. Nếu bạn không biết câu trả lời cho những gì trẻ đã hỏi, hãy thành thực mà nói với trẻ.
Con bạn lớn lên cùng với những câu hỏi mới và nhận thức của nó về cái chết và kỹ năng nhận thức của mình cũng phát triển theo. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy bạn đã không giải thích đầy đủ cho con ở lần đầu tiên. Nếu có thể, bạn chỉ cần duy trì sự kiên nhẫn trong cách trả lời câu hỏi của con.
Đưa ra những câu trả lời đơn giản, ngắn gọn
Hãy đưa ra những câu trả lời đơn giản, ngắn gọn

Đưa ra những câu trả lời đơn giản, ngắn gọn

Ở tuổi này, sẽ là rất hữu ích để giải thích cái chết về mặt chức năng vật lý đã không còn. Đừng đưa ra một cuộc thảo luận phức tạp về một căn bệnh đặc biệt: “Bây giờ, Bác con đã chết, cơ thể của bác đã ngừng làm việc. Bác ấy không thể đi bộ, chạy, ăn hay ngủ nữa, nhưng bác cũng không cảm nhận được bất kỳ sự đau đớn nào nữa”,…

Đưa ra những lý do đơn giản

Khi cố gắng để giải thích nguyên nhân của cái chết, cần nói trực tiếp và thẳng thắn: “Ông nội đã già rồi và cơ thể của ông không thể làm việc được nữa”. Nếu ông đã bị bệnh trước khi ông qua đời, bé sẽ yên lòng rằng nếu cô ấy trở nên không khỏe vì bị cảm lạnh hoặc cúm thì cũng không có nghĩa là bé sẽ chết. Hãy giải thích rằng có người ta có thể bị bệnh theo nhiều dạng khác nhau.

Bày tỏ cảm xúc của bạn

Đau buồn là một cảm xúc quan trọng cho cả trẻ em và người lớn. Đừng sợ hãi con của bạn chứng kiến những biểu hiện của sự bất hạnh, nhưng cũng đừng đi quá giới hạn. Hãy giải thích rằng người đã trưởng thành đôi khi cũng cần phải khóc, và bạn cảm thấy đau buồn vì đã mất đi người thân. Con bạn sẽ nhận thức sâu sắc được những thay đổi trong tâm trạng của bạn, và thậm chí, trẻ sẽ lo lắng hơn nếu nó cảm nhận rằng có cái gì đó không đúng, nhưng mà bạn đang cố gắng để che giấu nó.

Không nói tránh, nói giảm

Những cụm từ người lớn thường dùng cho cái chết như “qua đời”, “mất” hay “đi vào cõi vĩnh hằng”… có thể gây hiểu nhầm cho một đứa trẻ. Con bạn có thể lo lắng rằng khi đi ngủ vào ban đêm có nghĩa là nó sẽ chết đi.
Hãy cố gắng mô tả của người quá cố đã bị chết. Nó có thể có vẻ khắc nghiệt, nhưng nó sẽ làm cho tinh thần của trẻ tốt hơn nhiều.

Trấn an bé của bạn

Vì trẻ nhỏ nghĩ rằng thế giới xoay quanh nó, trẻ thường nghĩ rằng những việc nó đã làm hay những gì nó đã nói gây ra cái chết. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết không phải là như vậy.

Nhớ những người đã chết

Trẻ em cần có những cách nhất định để để tang một người thân. Ở tuổi này, con bạn có thể chưa sẵn sàng để tham dự một đám tang, nhưng bạn có thể thắp sáng một ngọn nến ở nhà với trẻ, hát một bài hát, vẽ một bức tranh, hay thả một quả bóng. Nó cũng là cách giúp nhắc nhở trẻ về mối quan hệ tốt đẹp mà nó đã có với những người đã chết.

Nói về việc sẩy thai

Nếu ai đã phải trải qua một lần sẩy thai, chắc chắn người đó sẽ rất đau buồn. Nhưng bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên khi khám phá ra rằng trẻ ở tuổi mẫu giáo cũng buồn khổ, thậm chí nếu sự hiểu biết của trẻ về việc mang thai vẫn còn mơ hồ. Trẻ có thể cảm thấy đau đớn với cái chết, hoặc buồn khổ khi mất đi vai trò người anh, người chị mà bạn đã chuẩn bị cho nó. Hãy để con bạn nói lời tạm biệt bằng cách làm một món quà đặc biệt cho các bé (bị sẩy).

Đừng cố gắng làm nhẹ cái chết của một con vật cưng

Đây là những sự va chạm đầu tiên của nhiều trẻ em với cái chết, và nó có thể là một sự kiện bi thảm sâu sắc đối với chúng. Một con chó hay con mèo của gia đình thường là người bạn đầu tiên của một đứa trẻ với tình yêu vô điều kiện và là người bạn đồng hành. Trẻ sẽ có nhiều nỗi thương cảm với cái chết của chúng.

Hãy cố gắng hết sức để cuộc sống của con bạn trở lại bình thường

Không từ bỏ hoàn toàn lịch trình bình thường của trẻ, bởi vì với thói quen của mình sẽ mang đến cho trẻ một cảm giác an toàn. Trẻ cần phải đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, ăn đúng giờ, và, nếu trẻ thường tham gia sinh hoạt nhóm, thì hãy đưa trẻ quay trở lại với bạn bè và vui chơi với chúng.

Đừng cố gắng để làm một người hoàn hảo

Nếu bạn đang đau đớn sâu sắc bởi một cái chết mới diễn ra, bạn không thể mong đợi để trả lời mọi câu hỏi một cách hoàn hảo ở ngay lần đầu tiên. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, và hãy nhớ rằng bạn càng chăm sóc bản thân tốt bao nhiêu, bạn càng có thể giúp trẻ em đương đầu tốt bấy nhiêu

0 comments:

Post a Comment

 
Top